Bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn

Khi làm cha làm mẹ ai cũng mong con mình được phát triển tốt và ngủ ngon giấc. Nhưng không phải lúc nào các bé cũng ngủ ngon giấc, bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn là một trong những biểu hiện không mấy xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Khi bé ngủ không ngon giấc thì cha mẹ của các bé cũng rất lo lắng cho con của họ. Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn nhé!

Bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn

Các bé từ khi sinh ra hầu như tất cả các bộ phận và cơ quan nói chung, não bộ nói riêng đã hình thành nhưng vẫn cần thời gian để phát triển và hoàn thiện.

Não bộ hay hệ thần kinh trung ương là cơ quan có nhiều chức năng nhấ và sẽ phát triển về chức năng, giải phẫu, tâm sinh lý, trưởng thành thành tương đối hoàn chỉnh khi các bé được 6 tuổi.

Từ khi trong bào thai đến khi trưởng thành não bộ của các bé đã chịu rất nhiều sự tác động về tình trạng sinh dưỡng, bệnh tật, yếu tố di truyền và môi trường bên ngoài.

Điều quan trọng nhất và đặc biệt nhất của não bộ là điều khiển tình trạng thức ngủ của bé. Trong thời gian các bé ngủ vỏ não phải ức chế tất cả những hoạt động của não bộ liên quan đến vận động ý thức. Nhưng các vùng não điều khiển vận động vô thức vẫn hoạt động bình thường. Bên cạnh đó trong giấc ngủ của bé còn có một số vùng vận động ý thức không bị ức chế nên bé có thể vận động tay chân và không thể ngủ sâu được.

Xem thêm:  Truyện cổ tích hay dành cho thai nhi

Yếu tố khiến bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn

Do xảm xúc của bé lúc bé còn thức còn ảnh hưởng một phần nào đó trong giấc ngủ như ức chế, kích thích,…

Những yếu tố vi lượng gây ảnh hưởng đến hoạt động của các dây thần kinh nhaỵ cảm như thiếu canxi, photpho,…

Yếu tố thể chất của bé như hoạt động và vận động nhiều hơn bình thường.

Có thể do tình trạng bệnh lý của trẻ như quấy, đau, sốt,…

Ngoài ra còn những yêu cầu sinh lý của bé như mắc tiểu, nhu động ruột,…

Những phương pháp có thể áp dụng khi bé không ngủ ngon giấc hay lăn lộn

  • Phòng ngủ của bé

Đảm bảo phòng ngủ của bé phải được lau dọn sạch sẽ, chăn đệm được giặt giũ phơi khô mỗi tuần. Ngoài ra nên giữ nhiệt độ phòng ngủ không quá lạnh cũng không quá nóng so với nhiệt độ cơ thể của bé.

  • Tạo tâm lý thoải mái cho bé

Một số trẻ trước khi ngủ thường hay nghịch ngợm quậy phá nên các ông bố bà mẹ thường la mắng khiến tâm lý của bé sợ, khóc òa,… điều này làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến giấc ngủ của bé. Vì vậy nên trước khi đi ngủ hạn chế không nên la mắng trẻ.

  • Hạn chế cho trẻ vận động quá mức

Với các bé nhỏ hoạt động vui chơi là yếu tố không thể thiếu để có thể duy trì sức khỏe và tinh thần tốt. Nhưng nếu trẻ hoạt động quá mức vào ban ngày thì vào ban đêm giấc ngủ của trẻ sẽ không được sâu và ngon giấc.

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi ngủ

Để trẻ có một giấc ngủ ngon thì ba mẹ cần vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ trước khi  ngủ. Lưu ý nên tắm cho bé bằng nước nóng, tắm nhanh, tuyệt đối không ngâm bé trong nước qua lâu sẽ làm cho bé bị cảm cúm và lau khô người trước khi mặc quần áo vào.

  • Cho bé ngủ với tư thế thoải mái nhất

Khi bé ngủ với tư thế không tốt sẽ làm đau người nên trong thời gian bé ngủ mẹ nên thay đổi tư thế cho bé một cách nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé

Cho bé ăn với chế độ dinh dưỡng và ăn uống một cách hợp lý. Đặc biệt, cần bổ sung các chất như canxi, kẽm, sắt, omega3, protein, vitamin nhóm B,… để giúp bé tránh tình trạng thiếu chất ảnh hưởng đến giấc ngủ của các bé.

Xem thêm:  Trọng lượng thai nhi theo tuần tuổi như thế nào?

Bài viết trên đem một số thông tin về bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn đến cho các bậc phụ huynh đang có con nhỏ. Mong rằng sẽ có những thông tin có ích đến cho các bạn để giúp bé có giấc ngủ ngon hơn.

DMCA.com Protection Status