Trẻ nhỏ có sức đề kháng còn khá yếu nên thường xuyên mắc những bệnh cảm thông thường. Bên cạnh đó, còn kèm theo nhiều biểu hiện bệnh kéo dài dai dẳng làm cho bé mẹ lo lắng. Vậy trong trường hợp bé bị nghẹt mũi phải làm sao? Cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé!
Nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ em
Thời tiết thay đổi
Thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ em. Đặc biệt, là khi thời tiết chuyển sang se lạnh, hanh khô,… sẽ rất dễ gây bệnh ở trẻ.
Môi trường sống thay đổi
Trẻ mới được đi học, đi chơi ở nơi lạ, tiếp xúc với môi trường lạ đôi khi khiến trẻ bị cảm rất nhanh chống. Do trong đó có nhiều trẻ đang mắc bệnh cũng dễ khiến trẻ bị các vấn đề về hô hấp như tắc nghẽn mũi, ho, viêm họng,… có thể lây nhiễm sang trẻ rất nhanh.
Nhiễm virus
Virus cảm cúm là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất mà chúng ta hay gặp. Virus gây bệnh còn mang đến một số biểu hiện bệnh như: Hắt hơi, ho, đau họng,…
Viêm mũi dị ứng
Dị ứng gây ra viêm mũi ở trẻ do nhiều yếu tố bên ngoài tác động. Khi mắc phải viêm mũi dị ứng trẻ thường bị sổ mũi, mũi chảy liên tục và ở dạng nước, kèm theo các triệu chứng như: Ho, đâu họng, đờm,…
Bé bị nghẹt mũi phải làm sao?
Mua thuốc xịt mũi bằng nước muối
Cách sử dụng xịt mũi bằng nước muối cho trẻ:
- Hãy bế trẻ nằm ngửa, hơi nghiêng đầu ra sau, cố gắng dỗ trẻ và không ép buộc trẻ khiến trẻ khóc nhiều.
- Tiến hàng nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mũi.
Lưu ý: Tuy nước muối có tính kháng khuẩn cao, nhưng bạn không nên sử dụng liên tiếp trong nhiều ngày cho mũi của trẻ. Việc này có thể khiến mũi của trẻ bị khô và đau rát.
Dùng bóng hút mũi
Như nhiều cha mẹ có con nhỏ có thể biết, bóng hút mũi giúp hút chất nhầy từ mũi rất dễ dàng. Điều này giúp trẻ dễ thở hơn rất nhiều, dưới đây là cách thực hiện:
- Nên nhỏ hai giọt nước muối sinh lý vào mỗi lỗ mũi, để làm lỏng các chất nhầy bên trong.
- Sau đó, dùng bóng hút mũi để rút nước muối và chất nhầy trong mũi ra. Nhẹ nhàng nghiêng đầu bé đê nước mũi được hút ra hết một cách dễ dàng.
Chú ý: Khi dùng bóng hút mũi bạn nên bóp trước khi đưa vào mũi. Không nên hút mũi quá nhiều lần trong ngày, tránh làm ảnh hưởng đến mũi của trẻ.
Xông hơi
Đây là một trong những phương thức khá truyền thống và mang lại hiệu quả khá cao. Cách xông hơi cho trẻ để giảm nghẹt mũi:
- Cho nước nóng vào chậu, cho bé ngồi cạnh xông hơi ( bạn nên xông hơi cùng bé để đảm bảo an toàn cho bé).
- Nên lấy một chiếc khăn lớn để che lại khi xông để đảm bảo hơi nước tác động vào được mũi của bé, làm lổng dịch bên trong và dễ dàng lấy dịch mũi ra ngoài hơn.
Lưu ý: Vì bé còn khá nhỏ, nên bạn nên chú ý về độ nóng của nước, có thể pha nước đỡn nóng hơn để tránh khiến bé bị bỏng hơn nước nhé!
Chạy máy giữ ẩm không khí
Chạy máy giữ ẩm không khí là biện pháp có thể khiến lỗ mũi của bé thoải mái, bớt đau rát hơn, giảm tình trạng nghẹt mũi. Máy giữ ẩm không khí nên được đặt với khoảng cách đủ gần để sương có thể bay đến chỗ của bé trong khi ngủ hoặc trong khi bạn đang ở trong phòng bé. Cha mẹ cũng nên vệ sinh máy thường xuyên để đảm bảo không khí trong lành cho trẻ.
Chữa nghẹt mũi cho trẻ bằng nước ấm và ăn súp gà
Nước ấm sẽ giúp làm giảm chất nhầy trong mũi giúp bé. Về súp gà, nhiều nghiên cứu cho thấy súp gà đã làm giảm các triệu chứng cảm lạnh như đau nhức, mệt mỏi, nghẹt mũi và sốt.
Trong quá trình bé bị nghẹt mũi, bạn nên bổ sung một lượng dinh dưỡng nhất định cho trẻ, giúp làm tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tốt hơn. Các loại rau củ và trái cây chứa rất nhiều vitamin cần thiết nên bạn có thể cho bé ăn dặm thêm.
Lưu ý: Bạn cần nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, khi muốn sử dụng những phương khác hay thuốc để điều trị cho bé nhé!