Sốt phát ban là một căn bệnh truyền nhiễm thường xuyên xảy ra đối với trẻ em nhưng đôi khi người lớn vẫn có thể bị mắc phải. Hiện nay vẫn có khá nhiều người chưa biết được những triệu chứng sốt phát ban ở người lớn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin xoay quanh bệnh sốt phát ban ở người lớn, mời các bạn tham khảo.
Triệu chứng sốt phát ban ở người lớn
Sốt phát ban chính là khi thân nhiệt tăng cao, có dấu hiệu mệt mỏi, nóng sốt và kèm theo những vết ban có màu hồng hoặc màu đỏ. Đối với những người lớn có sức đề kháng kém, khi tiếp xúc với mầm bệnh thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Căn bệnh này không quá ảnh hưởng đến sức khoẻ. Thế nhưng, nếu không điều trị đầy đủ và có tâm lý chủ quan thì sốt phát ban có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi bắt gặp một trong số triệu chứng dưới đây, bạn nên nhanh chóng đến các bệnh viện để được điều trị dứt điểm:
Sốt cao
Sốt cao chính là triệu chứng thường gặp nhất vào giai đoạn đầu của bệnh sốt phát ban. Nhiệt độ trong cơ thể tăng cao đột ngột lên đến 39 độ C, kèm theo ho, đau đầu, viêm kết mạc, sổ mũi… Thông thường, cơn sốt sẽ kéo dài khoảng 3-5 ngày.
Phát ban
Da sẽ bắt đầu xuất hiện các nốt mẩn đỏ, nổi cộm hoặc phẳng. Sau khi cơ thể hết sốt thì phát ban sẽ xuất hiện. Phát ban thường tập trung nhiều ở vùng bụng, lưng, ngực, mặt, chân, cánh tay…
Sưng hạch
Sưng hạch là một triệu chứng khá phổ biến đối với căn bệnh sốt phát ban. Sưng hạch thường xảy ra đối với vùng cổ và quai hàm vì hệ miễn dịch đang phản ứng lại với các tác nhân gây bệnh.
Các triệu chứng khác
Ngoài ra, còn có một số triệu chứng sốt phát ban ít gặp khác như: Sưng mí mắt, lười ăn, thường xuyên cáu gắt, tiêu chảy nhẹ, đau tai, đau họng, ho nhẹ và có đôi khi dấu hiệu co giật…
Cách điều trị bệnh sốt phát ban ở người lớn
Khi phát hiện bản thân đang gặp phải những triệu chứng của bệnh sốt phát ban, hãy thực hiện theo những cách dưới đây để có thể bảo vệ được sức khoẻ của chính bạn và người thân:
- Sốt phát ban ở người lớn không quá nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm tại nhà. Vì vậy, khi mắc phải bệnh, trước tiên bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và không nên tiếp xúc với mọi người để hạn chế lây lan bệnh.
- Bạn nên uống thuốc hạ sốt không kê đơn chẳng hạn như Paracetamol với liều lượng khoảng 2 viên 500mg trong vòng 4-6 giờ. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số cách hạ sốt thông thường như uống nhiều nước, tắm bằng nước ấm, chườm khăn lên trán…
- Luôn luôn giữ ấm cơ thể trong giai đoạn bị nổi phát ban. Hãy đảm bảo cơ thể không bị nhiễm lạnh từ các tác nhân bên ngoài.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bạn nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều vitamin, chất xơ chẳng hạn như trái cây, rau xanh… để tăng cường hệ miễn dịch. Khi đó, cơ thể sẽ nhanh chóng được hồi phục và căn bệnh sốt phát ban có thể được chấm dứt.
- Người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều và ở những nơi có không khí thoát mát để xóa tan cảm giác mệt mỏi, đồng thời có thể tránh lây lan mầm bệnh cho những người xung quanh.
- Nên mặc những trang phục thoải mái, không nên sử dụng những loại quần áo có chất liệu quá dày và hạn chế trùm chăn kín mít vì có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe.
- Khi sử dụng các loại thuốc hạ sốt hoặc các phương pháp giảm sốt nhưng vẫn có dấu hiệu sốt cao, tăng đến 40 độ C thì bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ có thể điều trị. Đồng thời, khi việc hô hấp trở nên khó khăn và có dấu hiệu thở nhanh và mạnh, bạn cũng nên đến bệnh viện để được các bác sĩ hỗ trợ kịp thời.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những triệu chứng sốt phát ban ở người lớn. Hy vọng các bạn có thể bảo vệ được sức khoẻ của mình và người thân một cách tốt nhất. Khi có những triệu chứng bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc các bệnh viện để được điều trị nhanh chóng và dứt điểm.