Nôn ói là triệu chứng rất thường gặp ở các bé, đặc biệt là các bé dưới 5 tuổi. Thông thường, trẻ bị nôn là dấu hiệu của những căn bệnh về tiêu hoá, đường ruột, thậm chí là liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ cần phải lưu ý các biểu hiện của con. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin về tình trạng trẻ 3 tuổi bị nôn liên tục và bố mẹ cần xử lý như thế nào để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Nguyên nhân làm trẻ bị nôn
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị nôn, đặc biệt là bé ở độ tuổi từ 2-3 tuổi vì lúc này bé còn rất nhỏ, hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện ổn định. Tuy nhiên có vài trường hợp bé đang khoẻ và nôn chỉ một lượng nhỏ thì có thể bé ăn quá no mà dạ dày không tiêu hoá hết, hoặc cổ họng bé bị vướng đồ ăn.
Về các nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ bị nôn, có những căn bệnh phổ biến như:
Viêm dạ dày đường ruột
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị nôn. Khi bị viêm dạ dày, trẻ sẽ có những dấu hiệu như nôn liên tục, 5-30 phút/lần, kéo dài từ 1-12 giờ đầu. Trẻ có thể bị sốt kèm theo đau bụng và xuất hiện tình trạng tiêu chảy trong ngày nhiễm bệnh hoặc ngày hôm sau.
Ngộ độc thức ăn
Trẻ bị ngộ độc thức ăn khi ăn phải thực phẩm kém chất lượng. Các triệu chứng khi trẻ bị ngộ độc khá giống với bệnh viêm đường ruột của trẻ. Nhưng khi bị ngộ độc, trẻ không sốt mà chỉ nôn liên tục trong khoảng 2-12 giờ.
Nhiễm trùng bàng quang (đường tiết niệu)
Trẻ bị nôn kèm sốt trong vài ngày, nước tiểu có khó chịu.
Tắc ruột ở trẻ
Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Bệnh xuất hiện khi ruột trẻ bị xoắn. Biểu hiện rõ rệt là đau bụng quằn quại, dữ dội liên tục hoặc từng cơn, nôn liên tục, nôn ra mật xanh vàng, kèm theo đi đại tiện, sắc da nhợt nhạt và vã nhiều mồ hôi.
Lồng ruột ở trẻ
Khi trẻ nôn liên tục nhưng không sốt, hoặc bụng mà đi đại tiện không được thì có khả năng trẻ bị lồng ruột. Biểu hiện rõ rệt khi trẻ bị lồng ruột là trẻ nằm co chân về hướng bụng, sắc da nhợt nhạt, hay đôi khi đi ngoài ra máu.
Hẹp môn vị
Một số ít trường hợp trẻ bị nôn liên tục, nôn nhiều lần trong ngày.
Trào ngược axit dạ dày (trào ngược dạ dày thực quản)
Là tình trạng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản. Bé sẽ có dấu hiệu nôn liên tục hoặc có biểu hiện mắc ói nhưng ói không được.
Cách xử lý khi trẻ 3 tuổi bị nôn liên tục
Các bố mẹ nên thường xuyên quan tâm và để ý các dấu hiệu lạ của bé. Có thể lưu ý các trường hợp sau:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Các mẹ nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý và đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé, phải ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu hoá. Chia bữa ăn ra nhiều buổi nhỏ, tránh ép bé ăn quá nhiều. Hạn chế cho bé vận động mạnh sau bữa ăn, tránh việc chọc bé cười hay khóc vì điều này khiến bé dễ bị nôn.
Lưu ý các dấu hiệu bị mất nước
Sau khi nôn liên tục, cơ thể trẻ bị mất nước, tuỳ vào mức độ ít hay nhiều. Nếu trẻ mất ít nước thì môi sẽ bị khô, khát nước. Nếu trẻ mất nhiều nước sẽ có những dấu hiệu là môi khô nặng, khóc không có nước mắt, không đi tiểu sau nhiều giờ,.. Mẹ nên bù nước cho bé bằng cách cho bé uống dung dịch Oresol theo đúng tỉ lệ nước.
Điều chỉnh tư thế nằm
Mẹ nên cho bé nằm với tư thế đầu cao vì nó sẽ ngăn chặn tình trạng trào ngược khi bé mắc ói. Ngoài ra, không nên để bé mặc đồ quá chật nhằm tránh gia tăng áp lực ổ bụng.
Phòng tránh lây nhiễm
Đối với trường hợp bé nôn liên tục vì mắc bệnh virus, vi trùng dễ lây lan, các mẹ nên cẩn thận khi chăm sóc trẻ để tránh lây lan ra người khác. Mẹ nên rửa tay sau khi chăm sóc trẻ và giữ trẻ ở nhà đến sau 24 giờ trẻ hết nôn.
Phòng tránh các tác nhân khiến trẻ nôn liên tục
Trẻ nôn liên tục là một trong những tình trạng khiến bố mẹ lo lắng vô cùng. Để hạn chế được tình trạng trên, bố mẹ có thể tham khảo một vài cách phòng tránh dưới đây:
- Cho trẻ ăn thực phẩm an toàn, dễ tiêu, ăn chín uống sôi, hạn chế cho bé ăn các món lạ.
- Vào thời điểm thời tiết lạnh, các mẹ nên giữ ấm cho trẻ, nhất là ở bụng và tay chân.
- Thường xuyên rửa tay-chân-mặt và vệ sinh tai-mũi-họng cho bé để tránh lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp.
Những thông tin chúng tôi vừa cung cấp ở trên hy vọng có thể giúp các mẹ hiểu hơn về tình trạng trẻ 3 tuổi bị nôn liên tục, giúp mẹ có thể chăm sóc tốt nhất cho bé. Và lưu ý là trong vài trường hợp nặng, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra sớm nhất để đảm bảo sức khỏe cho bé.