Trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân

Các bậc phụ huynh khi có con nhỏ, thường rất hay gặp trường hợp trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân. Điều này là cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn đi tìm nguyên nhân của việc trẻ quấy khóc nhé!

Trẻ khóc đêm khi nào là bình thường?

Khi mới sinh cho đến 8 tuần tuổi

Thời gian này, là thời gian trẻ rất hay quấy khóc vào ban đêm, điều này khiến cho các bạn lo lắng cho tình trạng sức khỏe của con mình. Tuy nhiên, việc em bé khóc trong giai đoạn này được coi là bình thường. Bởi vì, giai đoạn này trẻ khóc được coi như dấu hiệu cho thấy sự phát triển của em bé trong những tháng đầu sau khi sinh ra và bắt đầu phải làm quen với cuộc sống bên ngoài.

Từ 4 tháng tuổi trở lên

Vào giai đoạn này, tình trạng trẻ quấy khóc vào ban đêm sẽ giảm dần đi. Sau vài tháng làm quen với môi trường bên ngoài thì giờ đây bé đã quen hơn với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ và ít quấy khóc hơn.

Trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân
Trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân

Trẻ hay khóc đêm khi nào là bất thường?

Những dấu hiệu khi trẻ quấy khóc ban đêm và kèm theo các biểu hiện dưới đây thì các cha mẹ cần lưu ý:

  • Khi ngủ em bé thường giật mình
  • Bé ngủ ngáy và hoảng sợ
  • Đang ngủ và hay khóc thét
  • Bị nôn nhiều lần
  • Ưỡn người, khóc thét lên.
  • Bé bỏ bú
  • Đi tiêu ra máu
Xem thêm:  Dung dịch rơ miệng là gì?

Ở các trường hợp này, khi các biểu hiện cứ kéo dài và thường xuyên gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của bé. Cũng có nghĩa bé đang mắc phải một bệnh lý nào đó mà chữa có biểu hiện rõ. Do đó, cần theo dõi và đưa bé đi khám khi cần thiết.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh lý ở trẻ, cùng với những biểu hiện trên. Để điều trị một cách chính các và khỏi bệnh thì bạn cần đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị hiệu quả.

Trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân ảnh hưởng như thế nào?

Khi trẻ quấy khóc vào ban đêm, sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Mất ngủ vào bam đêm khiến ban ngày bé và mẹ đều trở nên mệt mỏi và khó đảm bảo được sức khỏe như bình thường.

Ảnh hưởng đến em bé

  • Chậm phát triển trí tuệ và làm giảm khả năng nhận thức và học tập.
  • Hormone tăng trưởng bị giảm sút dẫn đến chậm tăng cân và phát triển chiều cao.
  • Hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của trẻ bị ức chế.
  • Tăng áp lực máu não và mắc bệnh huyết áp cao.
  • Mắc các bệnh liên quan đến tim và sức khỏe của bé sẽ không được đảm bảo

Ảnh hưởng đến mẹ

  • Các mẹ bầu dễ bị stress và mắc trầm cảm sau sinh.
  • Mất sữa
  • Sức khỏe yếu đi do thức đêm nhiều
    Trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân
    Trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân

Cách khắc phục khi trẻ quấy khóc

  • Không nên vỗ lưng khi em bé giật mình hay cho bú. Bạn cần quan sát xem bé có ngủ tiếp không, nên dỗ dành bé và cho bé bú khi bé bật khóc to và có cử động mạnh.
  • Tránh đắp quá nhiều chăn cho bé, điều này sẽ làm toát mồ hôi và bé dễ bị cảm lạnh.
  • Tắt bớt đèn khi bé ngủ và không nên gây ồn ào gần nơi bé ngủ, tránh gây cho bé giật mình và thức giấc.
  • Nên bổ sung vitamin D, Canxi cho bé để tránh còi xương suy dinh dưỡng. Việc thiếu vitamin D cũng làm cho bé quấy khóc vào ban đêm rất nhiều. Cần cho bé ở nơi thông thoáng, có nhiều ánh sáng để cơ thể hấp thụ một cách tốt nhất.
  • Các mẹ nên nuôi bé bằng sữa mẹ đến 18-24 tháng tuổi. Đây là nguồn dinh dưỡng cần thiết và dễ hấp thụ nhất cho bé, sữa mẹ còn giúp bé phát triển tốt và thông minh hơn.
  • Bạn nên cố gắng giữ bình tĩnh khi trẻ quấy khóc, thái độ bình tĩnh trước tiếng khóc của trẻ, giúp bạn có thể tỉnh táo nhận ra những thông điệp mà trẻ muốn truyền tải và cần dỗ dành trẻ bằng giọng nói nhẹ nhàng.
  • Khi cảm thấy trẻ có dấu hiệu bất thường hãy đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Xem thêm:  Bị thủy đậu có tắm được không?

Việc chữa trị trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân phụ thuộc rất nhiều vào cách đoán ý và chăm sóc bé của các bậc cha mẹ. Bạn cần theo dõi và phát hiện ra bệnh lý của trẻ đúng lúc, tránh để tình trạng quấy khóc lâu dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

DMCA.com Protection Status