Chăm sóc bệnh nhân khó thở

Bệnh khó thở rất hay thường gặp ở nhiều ở những người lớn tuổi hay những người mắc phải những bệnh mãn tính cũng  ảnh hưởng gây đến việc khó thở. Khó thở rất khó chịu vì nó sẽ cản trở cảm giác khi thở. Vậy khi bệnh nhân khó thở thì chăm sóc bệnh nhân khó thở như thế nào?

Chăm Sóc Bệnh Nhân Khó Thở
Chăm sóc bệnh nhân khó thở

Tìm hiểu về khó thở

  • Khó thở do nhiều cơ chế gây ra, liên quan đến rất nhiều vấn đề khác nhau trong cơ thể của chúng ta. Chúng ta có thể khó thể khi vận động quá sức, môi trường ở vùng cao, quá nóng hay quá lạnh làm cho chúng ta không thể thở được. những trường hợp trên là do tác động bên ngoài làm cho cơ thể không thở được nhưng có thể khó thở là cũng có thể là dấu hiệu của một loại bệnh.
  • Khi bản thân có tình trạng khó thở kéo dài, dai dẳng đó là dấu hiệu của tình trạng bệnh. Nên nếu thấy khó thở đột  ngột và mức độ quá nghiêm trọng thì nên đi đến thăm khám bác sĩ để biết được nguyên nhân một cách chính xác nhất.
  • Nguyên nhân làm chúng ta khó thở khi nghỉ ngơi, nằm xuống, hoạt động thể dục, phơi nhiễm một số chất bị dị ứng,… Thường khó thở sẽ luôn đi kèm với các triệu chứng như đau ngực, tức ngực, đau một hoặc hai tay, sưng mắt cá chân và bàn chân, tăng cân do ứ dịch, giảm cân không rõ lí do, hay mệt mỏi bất thường, đàm có màu sắc lạ (vàng, xanh, có máu), sốt, có tiếng rít khi thở, ho lâu ngày, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái, chóng mặt, xỉu.
  • Khó thở là dấu hiệu của một loại bệnh đã ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác nhau trong cơ thể như phổi, bệnh tim, béo phì, mất thể hình, dị ứng, bệnh toàn thân, bệnh hệ thống thần kinh.
Xem thêm:  Bảng sinh con hợp tuổi bố mẹ chính xác nhất

Khó thở sẽ được hạn chế nếu như bạn chăm sóc tốt bản thân hơn như:

Bỏ hút thuốc để ít tổn hại đến phổi và giảm nguy cơ gây ung thư

Tránh tiếp xúc với các bụi bẩn, chất độc

Tập thể dục đều đặn để tránh hiện tượng quá cân xảy ra

Đã có tình trạng bệnh suy tim thì nên uống thuốc đều, không ăn muối nhiều, theo dõi cân nặng để tránh tình trạng ứ dịch quá lâu.

Chăm sóc bệnh nhân khó thở

Tránh Di Chuyển Bệnh Nhân Phù Phổi Cấ
Chăm sóc bệnh nhân khó thở
  • Khi bệnh nhân khó thở nên chăm sóc và quan tâm một cách đặc biệt. Một số cách chăm sóc bệnh nhân khó thở:
  • Nên động viên tinh thần, an ủi bệnh nhân để cho bệnh nhân có tinh thần thoải mái tránh tình trạng lo lắng, để bệnh nhân an tâm.
  • Bệnh nhân khó thở nên được nằm với tư thế Fowler, với đầu giường cao khoảng 30 độ so với mặt giường.
  • Hướng dẫn kĩ bệnh nhân cách thở hiệu quả nhất. nói bệnh nhân nên hít thở đều, hít sâu vào bằng mũi và thở ra với môi mím nhẹ, nhắc nhở bệnh nhân chú ý nhịp thở để việc thở có hiệu quả hơn.
  • Nên nhắc nhở bệnh nhân uống nhiều nước giúp loãng đờm, tùy vào độ tuổi mà nhắc nhở bệnh nhân uống lượng nước phù hợp.
  • Vỗ rung lồng ngực cho bệnh nhân bằng cách: cho bệnh nhân ngồi và đầu hơi cúi về phía trước, khum lòng bàn tay và vỗ với lực nhẹ đủ để vào đến lòng ngực bệnh nhân, vỗ luân phiên bằng hai tay, khoảng 85-100/phút. Vỗ khoảng 5 phút thì chuyển sang rung, khum tay đặt vào lồng ngực và dùng lực cánh tay rung lồng ngực.
  • Hướng dẫn bệnh nhân nhổ và khạc đờm đúng cách. Bệnh nhân ngồi ra mép giường, thỏng chân xuống, đầu hơi cúi xuống, hít thở sâu khi thở ra thì ho mạnh 2 tiếng, dùng hơi của vùng ngực để ho và khạc đờm ra.
  • Theo dõi nhịp thở, tư thế thở, màu sắc da, tay chân của bệnh nhân, quan sát các cơ quan hô hấp để phát hiện tình trạng xấu sớm nhất có thể.
  • Cho bệnh nhân uống thuốc đúng giờ và liều lượng để loãng đờm.
  • Không được rung và vỗ lồng ngực của những bệnh nhân có tình trạng bệnh suy tim, đau thắt ngực, chấn thương lòng ngực,…
Xem thêm:  Những điều cần tránh khi mang thai, thực phẩm tốt cho thai nhi trong 3 tháng đầu

Bệnh khó thở rất nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời cũng như không được chăm sóc tốt sẽ gây ra những tình huống xấu không tốt cho sức khỏe. Mong rằng bài viết trên sẽ cung cấp được một số thông tin có ích về cách chăm sóc bệnh nhân khó thở.

DMCA.com Protection Status