Sau khi mổ thì cần chăm sóc bệnh nhân và cả vết thương thật kĩ càng và luôn giữ vệ sinh sạch sẽ. Mổ tuyến giáp cũng vậy cũng nên chăm sóc bệnh nhân một cách chu đáo nhất. Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu rõ hơn về cách chăm sóc bệnh nhân mổ tuyến giáp nhé.
Tìm hiểu tại sao lại mổ tuyến giáp?
- Tuyến giáp là tuyến nội tiết trong cơ thể con người chúng ta, tuy có kích thước nhỏ nhưng tuyến giáp lại đảm nhận rất nhiều chức năng quan trong trong cơ thể. Vị trí của tuyến giáp là nằm ngay cổ và có hình dạng như con bướm. trước tuyến giáp có phần thịt và da bảo vệ, phía sau tuyến giáp là khí quản. Một tuyến giáp bình thường có khối lượng khoảng 20g nhưng khi có bệnh thì kích thước của tuyến giáp sẽ bị thay đổi.
Tuyến giáp tiết ra hai hormon T3 và T4 giúp cho cơ thể:
Làm cho các tế bào hoạt động mạnh
Ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tuyến sinh dục và tuyến sữa của cơ thể
Giúp tăng nhịp tim
Tăng hô hấp, tăng lượng oxy cung cấp trong máu
Ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cơ thể như chiều cao, cân nặng,…
Giúp duy trì lượng canxi trong máu ổn định.
- Những bệnh thường gặp ở tuyến giáp như suy giáp, cường giáp.
Suy giáp là tuyến giáp giảm bài tiết hormon T3 và T4 làm thiếu lượng hormon ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do thiếu iốt trong bữa ăn, viêm tuyến giáp mãn tính,…
Cường giáp là tuyến giáp tăng bài tiết hormon T3 và T4 gây ảnh hưởng đến cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu để gây ra cường giáp là do lượng iốt được cung cấp cho cơ thể quá nhiều, viêm tuyến giáp, nhân độc tuyến giáp,…
- Tùy theo tình trạng bệnh và biến chứng của bệnh mà sẽ có những bệnh nặng hay nhẹ. Vì vậy, cách tốt nhất là nên ăn uống hợp lý, bổ sung iốt cho cơ thể vừa đủ.
- Khi cảm thấy cơ thể có những biểu hiện như mệt mỏi lờ đờ, run tay, tăng giảm cân không rõ nguyên nhân, ăn không ngon, kinh nguyệt thay đổi, giảm ham muốn tình dục, táo báo tiêu chảy trong thời gian dài, cơ thể nóng hoặc lạnh thất thường, rụng tóc, móng giòn và gãy, tim đập nhanh, hay hồi hộp,… nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra tuyến giáp.
Chăm sóc bệnh nhân mổ tuyến giáp
- Chăm sóc bệnh nhân mổ tuyến giáp hợp lý sẽ giúp cho người bệnh mau khỏi bệnh và lành vết thương nhanh hơn. Một số cách chăm sóc bệnh nhân mổ tuyến giáp:
- Vết thương lúc ban đầu vừa mới mổ cần phải được chăm sóc và vệ sinh đúng cách. Không được cho vết thương của bệnh nhân chạm vào nước. Xung quanh vết thương có xuất hiện vết thâm tím hay sưng nhẹ là bình thường còn thấy vết thương sưng ngày càng nhiều thì nên báo với bác sĩ. Khi vết thương khô miệng kéo da non thì có thể dùng một ít kem dưỡng giúp làm mềm vết thương.
- Sau khi mổ thì bệnh nhân phải mất ít nhất khoảng 2 tuần mới có thể trở lại những hoạt động bình thường. Trong thời gian 1 tuần sau khi mổ thì không nên cho bệnh nhân vận động mạnh chỉ nên vận động nhẹ nhàng.
- Bệnh nhân sau khi mổ tuyến giáp thì chỉ nên ăn những thức ăn mềm và dễ nuốt, khi ăn nên ăn chậm, uống nhiều nước để làm mềm thức ăn.
- Nên cho bệnh nhân ăn những thực phẩm giàu vitamin C, kẽm. Hai thành phần trên có tác tác dụng sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và giúp vết thương lành nhanh chóng.
- Không nên cho bệnh nhân ăn các loại thức ăn có độ cứng, khó tiêu, đậu nành, rau cải có màu trắng, những thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường, đồ uống có chứa các chất kích thích. Những thực phẩm trên sẽ có hại cho sự phục hồi cơ thể cũng như làm cho vết thương sẽ lâu lành hơn.
- Tái khám lại vết mổ đúng như lịch hẹn của bác sĩ để bác sĩ kiểm tra tình trạng phục hồi có tốt không.
Mổ tuyến giáp khi được chăm sóc đúng cách sẽ giúp bệnh nhân mau phục hồi được sức khỏe và nhanh chóng lành vết thương. Bài viết trên mong rằng sẽ cung cấp được một số thông tin về chăm sóc bệnh nhân mổ tuyến giáp cho các bạn.