Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm máu bình thường

Thông thường khi đến bệnh viện khám bệnh, bán sẽ được xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu rất quan trọng, qua các chỉ số xét nghiệm, giúp bác sĩ có thể theo dõi tình trạng bệnh của bạn một cách  dễ dàng và chi tiết hơn. Thông qua đó bạn có thể theo dõi được tình hình sức khỏe của bạn và từ đó cải thiện sức khỏe tốt hơn. Vậy ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm máu bình thường là bao nhiêu? Cùng bài viết dưới đây theo dõi nhé!

Xét nghiệm máu để làm gì ?

Kết quả xét nghiệm cho biết các thông tin như: Nhóm máu A, B, O, AB; Phát hiện các bệnh có liên quan đến máu, đến gan; phát hiện ra nhiều căn bệnh nguy hiểm ở giai đoạn sớm.

Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm máu bình thường
Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm máu bình thường

Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm máu

WBC (White Blood Cell)

Chỉ số trên có nghĩa là: Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu

Chỉ số bình thường: Từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3

Thông thường chỉ số này tăng khi bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng.

Giảm khi trong thiếu máu bất sản, nhiễm siêu vi, HIV, viêm gan và thiếu vitamin B12.

LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lympho)

Chỉ số bình thường:  Từ 20 đến 25%

Lymphocyte tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn, bệnh bạch cầu dòng lympho, suy tuyến thượng thận,…

Giảm khi trong nhiễm HIV/AIDS, lao, ung thư, sốt rét,…

NEUT (Neutrophil) – Bạch cầu trung tính

Chỉ số bình thường từ 60 đến 66%.

Tăng trong nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp,…

Xem thêm:  Dấu hiệu khỏi bệnh sốt xuất huyết

Giảm trong nhiễm thiếu máu bất sản, dùng các thuốc ức chế miễn dịch, nhiễm độc kim loại nặng…

MON (monocyte) – Bạch cầu mono

Chỉ số bình thường từ 4-8%.

Tăng do nhiễm virus, lao, ung thư, u lympho,…

Giảm khi trong trường hợp thiếu máu bất sản và dùng corticosteroid.

EOS (eosinophils) – Bạch cầu ái toan

Chỉ số bình thường: Từ 0,1-7%.

Bạch cầu này tăng trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng hay các bệnh lý dị ứng…

Giảm do sử dụng corticosteroid

BASO (basophils) – Bạch cầu ái kiềm

Chỉ số bình thường:  0,1-2,5%

Tăng trong bệnh leukemia mạn tính, sau phẫu thuật cắt lách, bệnh đa hồng cầu…

Giảm do tổn thương tủy xương, stress, quá mẫn….

RBC (Red Blood Cell)

Ý nghĩa: Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu

Chỉ số bình thường: Khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3

Tăng trong bệnh tim mạch, bệnh đa hồng cầu, tình trạng mất nước

Giảm trong thiếu máu, sốt rét, lupus ban đỏ, suy tủy,…

HBG (Hemoglobin)

Ý nghĩa: Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu

Chỉ số bình thường: Ở nam là 13 đến 18 g/dl; Ở nữ là 12 đến 16 g/dl

Tăng trong mất nước, bệnh tim mạch hoặc bỏng

Giảm trong thiếu máu, xuất huyết, tán huyết

HCT (Hematocrit)

Ý nghĩa: Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần

Chỉ số bình thường: 45 đến 52% đối với nam và 37 đến 48% đối với nữ.

Tăng khi mắc các bênh liên quan đến phổi, bệnh tim mạch, mất nước, chứng tăng hồng cầu

Chỉ số sẽ giảm nếu bạn bị mất máu, thiếu máu hay xuất huyết

MCV (Mean corpuscular volume)

Ý nghĩa: Thể tích trung bình của một hồng cầu

Chỉ số bình thường: Từ 80 đến 100 femtoliter (fl).

Tăng trong thiếu máu hồng cầu to do thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, chứng tăng hồng cầu.

Giảm trong thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu do các bệnh mạn tính.

MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin)

Ý nghĩa: Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu

Chỉ số bình thường: Khoảng từ 27 đến 32 picogram (pg).

Xem thêm:  LYM trong xét nghiệm máu là gì? Những thông tin quan trọng bạn có thể chưa biết

Tăng trong thiếu máu hồng cầu to, trẻ sơ sinh.

Giảm trong thiếu máu thiếu sắt.

MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration)

Ý nghĩa: Nồng độ trung bình của huyết sắc tố hemoglobin trong một thể tích máu

Chỉ số bình thường: Từ 32 đến 36%.

RDW (Red Cell Distribution Width)

Ý nghĩa: Độ phân bố kích thước hồng cầu

Chỉ số bình thường: Từ 11 đến 15%.

Chỉ số này khi tăng cao có nghĩa là kích thước hồng cầu thay đổi càng lớn.

PLT (Platelet Count)

Ý nghĩa: Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu

Chỉ số bình thường: khoảng từ 150.000 đến 400.000/cm3

Thường tăng trong chấn thương, sau phẫu thuật cắt lá lách, rối loạn tăng sinh tủy xương, hay viêm nhiễm.

Giảm trong suy tủy hoặc ức chế tuỷ xương, cường lách, bệnh lý tán huyết ở trẻ sơ sinh, ung thư, …

PDW (Platelet Disrabution Width)

Ý nghĩa: Độ phân bố kích thước tiểu cầu

Chỉ số bình thường: Khoảng 6 đến 18 %.

Tăng trong ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình liềm hay nhiễm khuẩn huyết.

Nếu bạn nhân bị nghiện rượu chỉ số này sẽ bị giảm.

MPV (Mean Platelet Volume)

Ý nghĩa: Thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu

Chỉ số bình thường: Khoảng từ 6,5 đến 11fL.

Thông thường chỉ số này sẽ tăng khi mắc bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,…

Giảm trong khi cơ thể thiếu máu bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu, bệnh bạch cầu cấp tính,…

Những điều cần lưu ý trước khi xét nghiệm máu

Tùy theo trường hợp bệnh, hay kết quả xét nghiệm mà bác sĩ cần biết thì khi đi xét nghiệm máu bạn cần tuân thủ một số quy định dưới đây:

  • Không nên uống thuốc trước khi đi làm xét nghiệm máu, trong nhiều trường hợp thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết qua xét nghiệm.
  • Các xét nghiệm liên quan đến đường huyết, gan mật,… đôi khi yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn từ 8-12 tiếng.
  • Tránh sử dụng chất kích thích trước khi xét nghiệm: Như rượu, bia, thuốc lá,…

DMCA.com Protection Status