Đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu như thế nào?

Hiện nay, xét nghiệm sinh hóa máu là một trong những xét nghiệm phổ biến, được chỉ định trong các quy trình thăm khám. Đây được xem là xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh lý để kịp thời đưa ra các phương pháp điều trị bệnh. Vậy đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu như thế nào? Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin bổ ích về xét nghiệm sinh hóa máu nhé!

Xét nghiệm sinh hóa máu là gì?

Xét nghiệm sinh hóa máu là một trong những loại xét nghiệm được bác sĩ chỉ định tiến hành để chẩn đoán và theo dõi kết quả trong quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân. Hiện nay, xét nghiệm này được áp dụng rất phổ biến.

Trong quá trình thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành đo nồng độ của một số chất trong máu, từ đó sẽ có những đánh giá về chức năng của một vài bộ phận đặc trưng trong cơ thể đối với các chỉ số sinh hóa đó. Thông qua kết quả đó, bác sĩ sẽ có thể đánh giá được chức năng của một số cơ quan của cơ thể bệnh nhân.

Đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu như thế nào?
Đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu như thế nào?

Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu

Khi thực hiện xét nghiệm thường sẽ tập trung vào các chỉ số cơ bản dưới đây:

  • Ure máu
  • ALT (SGPT), AST (SGOT), GGT
  • Creatinin huyết thanh
  • ALP
  • Albumin
  • Bilirubin
  • Đường huyết
  • Mỡ máu
  • Ion đồ (Na+, K+,  Cl-, Ca++)
  • Axit Uric

Đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu như thế nào?

Glucose (Đường trong máu)

Xét nghiệm Glucose máu hay còn được gọi là xét nghiệm đường huyết để đánh giá lượng đường có trong máu, hỗ trợ chuẩn đoán, kiểm soát và theo dõi đường huyết khi bị tiểu đường. Giới hạn đường trong máu bình thường là từ 4,1 đến 6,1 mmol/l.4.

Xem thêm:  Bảng sinh con hợp tuổi bố mẹ chính xác nhất

Trường hợp vượt quá mức giới hạn cho phép thì đồng nghĩa với việc giảm hoặc tăng đường máu. Nếu tăng quá giới hạn thì có nhiều nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

Nhóm mỡ máu: Triglyceride, Cholesterol, LDL-Choles, HDL- Choles

Giới hạn bình thường của Triglyceride là từ 0,4-2,3 mmol/l.

Giới hạn bình thường của Cholesterol là từ 3,4-5,4 mmol/l.

Giới hạn bình thường của LDL-Choles là từ 0,0-2,9 mmol/l.

Giới hạn bình thường của HDL-Choles là từ 0,9-2,1 mmol/l.

Nếu như một trong số các chỉ số trên vượt trên giới hạn cho phép thì có nhiều nguy cơ bị bệnh về huyết áp, tim mạch.

HDL-Choles được xem là mỡ tốt, nếu cao sẽ giúp hạn chế được tình trạng xơ tắc mạch máu.

Trường hợp Cholesterol quá cao, đi kèm với LDL-Choles và huyết áp cao thì có khả năng bị đột quỵ, tai biến do huyết áp.

Creatinin huyết thanh

Creatinin là sản phẩm được thải ra bởi quá trình thoái hóa creatin phosphat trong cơ, được lọc thông qua cầu thận và thải ra nước tiểu. Đây được xem là thành phần đạm ổn định nhất không bị phụ thuộc vào chế độ ăn.

Giới hạn bình thường đối với nam là từ 62 – 120 mmol/l và nữ là từ 53 – 100 mmol/l.

Creatinin sẽ tăng trong các trường hợp tiểu đường, bệnh thận, tăng huyết áp vô căn, suy tim,… và sẽ giảm khi có thai, sản giật, liệt, teo cơ, dùng thuốc chống động kinh.

Nhóm men gan ( SGOT & SGPT)

Giới hạn bình thường của SGOT là từ 9,0 – 48,0 và của SGPT là từ 5,0 – 49,0.

Xem thêm:  Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ

Chức năng thải độc của gan sẽ suy giảm nếu các chỉ số trên vượt mức giới hạn. Do đó cần hạn chế thực phẩm và nước uống gây ảnh hưởng đến chức năng gan như rượu bia, mỡ béo động vật và nước uống có gas…

Đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu như thế nào?
Đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu như thế nào?

Ure

Giới hạn bình thường của ure là từ 2,5 -7,5 mmol/l, nếu ure máu vượt quá mức này tức là sự thoái hóa của protein được đào thải qua thận đang gặp vấn đề.

ALT & AST

Đây là một trong những xét nghiệm dùng để đánh giá chức năng gan. Ba chỉ số men gan gồm ALT (GPT), AST (GOT) và GGT, giới hạn bình thường của chúng nằm trong khoảng 20 – 40 Ul/l.

Ba chỉ số này tăng trong trường hợp bị tổn thương gan, ung thư, suy tim, nhồi máu cơ tim… và giảm khi mang thai, mắc bệnh tiểu đường…

Axit uric

Là kết quả chuyển hóa base purin của ADN & ARN, chủ yếu được thải qua nước tiểu. Giới hạn bình thường của uric đối với nam là từ 180 – 420 mmol/l và nữ từ 150 – 360 mmol/l.

Đối với các trường hợp bị mắc các bệnh như đa hồng cầu, gout, tăng bạch cầu đơn nhân, suy thận sẽ gây tăng axit uric và sẽ giảm khi mắc các bệnh wilson, có thai…

Bài viết trên đây là những thông tin quan trọng về xét nghiệm sinh hóa máu. Để đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu chính xác đòi hỏi trang thiết bị, máy móc hiện đại, đặc biệt là bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Do đó, việc chọn những bệnh viện uy tín để thực hiện các xét nghiệm sinh hóa máu là cần thiết để có thể có những chẩn đoán chính xác về sức khỏe. 

DMCA.com Protection Status