Bị bỏng nước sôi nên làm gì?

Trong các hiện tượng gây ra bỏng thì nguyên nhân do nước sôi là chủ yếu nhất. Đa số các trường hợp bỏng do nước sôi đều không được sơ cứu đúng cách. Sơ cứu ban đầu là rất quan trọng, nếu chúng ta không sử dụng cách sẽ làm cho vết bỏng nặng hơn hoặc gây nhiễm trùng. Vậy thì bị bỏng nước sôi nên làm gì? Câu trả lời sẽ nằm ở dưới bài viết này.

Các cấp độ của bỏng da

– Cấp 1: Da sẽ bị sưng đỏ nhẹ, ít có nguy cơ sẽ có sẹo trên da.

– Cấp 2: Da sẽ bị phồng rộp lên, xuất hiện màu đỏ rát, gây đau nhức và xuất hiện mụn nước.

– Cấp 3: Da bị tổn thương sâu và có thể khiến dây thần kinh bị tê liệt, vùng da bỏng có màu xám, đen hoặc trắng.

– Cấp 4: Gây ra tổn thương ăn sâu vào tận xương và gần, cấp độ này gây nguy hiểm cao nhất.

Bị bỏng nước sôi nên làm gì?
Bị bỏng nước sôi nên làm gì?

Bị bỏng nước sôi nên làm gì?

Nên rửa bằng nước lạnh

Dùng phương pháp này khi bị bỏng nhẹ ( cấp độ 1-2 ), sẽ làm giảm đi cơn đau và ngăn ngừa tổn thương của da. Có thể đưa vùng da bị bỏng nhẹ vào dưới vòi nước lạnh khoảng 20 phút, sau đó rửa lại bằng xà phòng. Làm như vậy sẽ ngăn ngừa tình trạng bị nhiễm trùng.

Xem thêm:  Hướng dẫn cách chữa thủy đậu cho bà bầu hiệu quả

Phương pháp chườm lạnh

Dùng túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc khăn ướt để lên vùng da bị bỏng, giúp làm giảm đi cơn đau và sưng phồng ở vùng da bị bỏng. Chườm khoảng từ 5 đến 15 phút. Lưu ý không nên chườm quá lạnh hoặc sử dụng nước đá để lên bề mặt da bỏng, vì sẽ làm vết thương bị tổn thương hơn.

Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh

Hãy dùng các loại thuốc mỡ kháng sinh thoa lên vùng da bị bỏng, sẽ giúp da mau lành hơn và ngăn ngừa bị nhiễm trùng. Sử dụng thuốc Bacitracin hoặc Neosporin thoa lên vùng da bị bỏng, rồi sau đó lấy băng gạc vô trùng để che lại

Cách chữa bỏng bằng mật ong

Mật ong có thể dùng để làm dịu đi vùng da đang bị bỏng. Để ngăn ngừa nhiễm trùng có thể thoa một ít mật ong lên miếng băng gạt, rồi đặt lên vùng da bị tổn thương, làm như vậy còn giúp giảm đi cơn đau.

Sử dụng thuốc giảm đau

Hãy dùng các thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc naproxen. Bạn phải đọc kỹ hướng dẫn khi sử dụng thuốc.

Sử dụng nha đam

Nha đam có tính kháng khuẩn và có thể ngăn được sự phát triển của vi khuẩn, ngoài ra bôi nha đam lên vùng da bị bỏng sẽ cho bạn cảm giác thoải mái hơn.

Không nên làm gì khi bị bỏng do nước sôi

Bị bỏng nước sôi nên làm gì?
Bị bỏng nước sôi nên làm gì?
  • Không nên chạm vào chỗ bị phồng rộp: Chạm vào chỗ phồng rộp bị vỡ sẽ làm cho da bị nhiễm trùng nghiêm trọng, trường hợp phồng rộp nghiêm trọng, các bạn nên đến gặp bác sĩ.
  • Không nên tiếp xúc với ánh nắng của Mặt Trời: Tránh để vùng da bị bỏng tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, vì da lúc này da đã trở nên nhạy cảm hơn. Ảnh hưởng xấu đến quá trình phục hồi của da.
  • Không được dùng kem đánh răng thoa lên vị trí vết thương, vì kem đánh răng có chứa chất kiềm, khi thoa lên vùng da bị bỏng sẽ làm cảm giác đau đớn tăng lên.
  • Không được sử dụng nước mắm, vắt nước củ chuối, củ rát tiếp xúc với vết thương, sẽ khiến cho vết bỏng nặng hơn, điều trị khó khăn hơn.
Xem thêm:  Bụng đói nhưng miệng không muốn ăn

Bạn nên đến gặp bác sĩ khi xuất hiện những tình trạng

  • Vết thương bị bỏng có mùi và đau nhức
  • Bị bỏng ở mặt, mông, háng và tay
  • Chỗ bỏng bị lan ra với đường kính hơn 7,5cm
  • Chưa tiêm vắc xin ngừa uốn ván
  • Xuất hiện tình trạng bị sốt
  • Khi thấy mình bị bỏng ở cấp độ 3 – 4

Một số loại thuốc được dùng để trị sẹo bị bỏng do nước sôi

  • Kem Scar Rejuvasil
  • Kem Scar Esthetique
  • Kem trị sẹo Mitosyl Pháp
  • Kem trị sẹo Mỹ Scar gel
  • Kem trị sẹo Strataderm

Trên đây là những cách giúp các bạn giải đáp câu hỏi bị bỏng nước sôi nên làm gì ? Bị bỏng khiến làn da chúng ta bị tổn thương rất nhiều, còn làm mất đi vẻ thẩm mỹ của da. Hãy bỏ túi những điều ở bài viết trên, nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong trường hợp không may bạn bị bỏng.

DMCA.com Protection Status